Giải quyết tình trạng đau thắt lưng khi mang thai

Đau thắt lưng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Ở mỗi bà bầu đều có mức độ đau khác nhau. Với một số người, những cơn đau chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, đối với nhiều phụ nữ, đau lưng trở thành vấn đề gây khó chịu, bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Vậy làm thế nào để giảm đau thắt lưng khi mang thai để bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh? Hãy theo dõi bài viết này nhé!

  1. Đau thắt lưng khi mang thai là gì? 

Đau thắt lưng khi mang thai là tình trạng đau nhức mỏi, căng cứng ở vùng lưng dưới thường xảy ra trong thai kỳ. Đây là triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 50 – 70%  phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu và sau của thai kỳ. 

Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng là do sự thay đổi của hormone và trọng lượng cơ thể. Khi cơ thể sản sinh ra hormone relaxin, giúp các dây chằng và xương chậu trở nên mềm mại hơn. Tuy nhiên hormone này cũng làm suy yếu đi sự ổn định của cột sống dẫn đến đau lưng. 

Khi thai nhi lớn lên, cân nặng của mẹ bầu tăng và trong tâm di chuyển về phía trước khiến cho cơ lưng làm việc nhiều hơn để duy trì thăng bằng. Đây là lý do gây đau thắt lưng khi mang thai. 

Đau thắt lưng khi mang thai tại sao? Cách điều trị dứt điểm

  1. Các dấu hiệu đau lưng trong quá trình mang thai

Các dấu hiệu đau lưng trong quá trình mang thai thường rất đa dạng và có thể xuất hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng người. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến khi đau thắt lưng:

2.1. Tam Cá Nguyệt Thứ Nhất (3 tháng đầu)

Trong giai đoạn này, mặc dù kích thước thai nhi còn nhỏ, nhưng một số mẹ bầu vẫn có thể trải qua đau lưng do những thay đổi ban đầu trong cơ thể:

  • Đau nhẹ hoặc cảm giác căng ở lưng dưới: Do sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là hormone relaxin, khiến các dây chằng và cơ bắp quanh vùng xương chậu bắt đầu giãn ra, gây áp lực lên lưng dưới.
  • Đau do căng thẳng và lo lắng: Tâm lý căng thẳng, lo lắng trong giai đoạn đầu mang thai có thể góp phần làm căng cơ và dẫn đến đau lưng.
  • Đau khi thay đổi tư thế: Mặc dù chưa tăng cân nhiều, nhưng sự mệt mỏi và thay đổi cơ thể ban đầu có thể gây ra cảm giác đau khi đứng lên, ngồi xuống hoặc thay đổi tư thế.

2.2  Tam Cá Nguyệt Thứ Hai (3 tháng giữa)

Giai đoạn này, bụng bắt đầu lớn dần và trọng tâm cơ thể thay đổi rõ rệt hơn, dẫn đến nhiều cơn đau lưng hơn:

  • Đau lưng dưới rõ rệt hơn: Khi thai nhi phát triển, trọng lượng tăng lên khiến cột sống phải làm việc nhiều hơn, gây đau lưng dưới kéo dài.
  • Đau vùng xương chậu: Sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên các khớp và dây chằng vùng chậu, đặc biệt là khi đứng lâu hoặc đi bộ nhiều.
  • Đau tăng lên khi hoạt động: Các hoạt động như cúi người, nâng đồ, hoặc di chuyển có thể làm cơn đau tăng lên. Đau thường rõ hơn vào buổi tối sau một ngày dài vận động.

Đau lưng khi mang thai 11 tuần và những điều cần lưu ý

2.3. Tam Cá Nguyệt Thứ Ba (3 tháng cuối)

Đây là giai đoạn đau lưng trở nên phổ biến và nghiêm trọng nhất do thai nhi đã lớn, cơ thể mẹ phải chịu áp lực rất lớn:

  • Đau lưng dữ dội và liên tục: Cơn đau có thể lan từ lưng dưới đến vùng xương chậu và đôi khi xuống cả chân, đặc biệt khi thai nhi xoay đầu hoặc đạp mạnh.
  • Căng cứng cơ lưng và chuột rút: Vào ban đêm hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột, mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng chuột rút hoặc cứng lưng do căng cơ quá mức.
  • Đau tăng khi nằm ngủ hoặc đứng lâu: Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngủ sai tư thế hoặc khi đứng một chỗ trong thời gian dài.
  • Đau do áp lực từ bụng lớn: Bụng lớn gây áp lực lên cột sống và dây thần kinh, dẫn đến cảm giác đau nhức, mỏi và đôi khi là tê bì ở vùng lưng và chân.

Mỗi giai đoạn của thai kỳ đều có những đặc điểm đau lưng riêng, vì vậy mẹ bầu cần chú ý theo dõi và điều chỉnh sinh hoạt sao cho phù hợp để giảm thiểu cơn đau, đồng thời nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng.

  1. Cách cải thiện đau thắt lưng khi mang thai

3.1. Tư thế nằm giảm đau lưng cho bà bầu

  • Nằm nghiêng về bên

Để có thể giảm được áp lực lên thắt lưng, mẹ bầu nên nằm nghiêng về một bên và đặt một cái gối nhỏ dưới bụng, gối lớn hơn đặt bên cạnh để tạo cảm giác thoải mái, 

  • Sử dụng gối đệm

Khi nghỉ ngơi, các mẹ bầu thường cố gắng nằm yên 1 từ thế, thường bị khó chịu. Vì vậy, việc có cho mình một chiếc gối đệm giúp giữ cho cơ thể được nằm thẳng và hỗ trợ lưng tốt hơn.

Gợi ý 6 cách giảm đau lưng cho bà bầu không ảnh hưởng em bé

  • Giữ tư thế đúng chuẩn 

Khi thai nhi phát triển, bụng của mẹ bầu ngày càng lớn, trọng tâm cơ thể dồn về phía trước. Các mẹ bầu có xu hướng ngã người ra sau để giữ thăng bằng, điều này vô tình gây nên áp lực cho cột sống khiến lưng bị đau. 

Vì vậy mẹ bầu nên ghi nhớ: Đứng thẳng người, ưỡn ngực, khom vai, hạn chế gồng người và ngả người ra phía sau. 

  • Sử dụng thiết bị massage

Sử dụng các thiết bị massage là một trong những cách giảm đau thắt lưng khi mang thai cho bà bầu. Ghế massage mini là 1 lựa chọn phù hợp bởi công dụng hiệu quả và sự tiện lợi mà nó mang lại. Ghế massage mini FCM – 01 với con lăn di chuyển, lực massage nhẹ nhàng vừa phải, giảm áp lực lên vùng lưng, đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho mẹ bầu. Kiểu dáng nhỏ gọn nhưng chịu lực tốt, mẹ bầu cũng có thể dễ dàng ngồi ghế. Đặc biệt, ghế massage mini FCM – 01 không gây ảnh hưởng đến thai nhi bởi lực massage của con lăn không ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe bà bầu.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu có thêm thông tin về tình trạng đau thắt lưng khi mang thai và có giải pháp cải thiện trình trạng đó. Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm ghế massage FCM – 01 TẠI ĐÂY. 

Ghế massage Fujicare – nâng niu cơ thể bạn!

======================

Mọi thông tin xin liên hệ

Địa chỉ: 80 Nguyễn Lương Bằng, P. Nam Đồng, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Hotline: 19008925

Website: fujicarevietnam.vn

Facebook: Ghế Massage Chính Hãng Fujicare Việt Nam

19008925
.
.
.