Đau mỏi cơ bắp và 5 cách điều trị đau mỏi cơ bắp hiệu quả

Đau mỏi cơ bắp là biểu hiện thường gặp khi một người vận động quá sức. Cơn đau mỏi đến từ việc các cơ bắp trong quá trình phát triển bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong bài viết này, Fujicare sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về đau mỏi cơ bắp và cách khắc phục hiệu quả. 

Nhức mỏi cơ bắp kéo dài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị -  Website chính thức của Omron tại Việt Nam

1. Đau mỏi cơ bắp là gì? Triệu chứng của đau mỏi cơ bắp.

Đau mỏi cơ bắp là tình trạng đau nhức, căng cứng hoặc mệt mỏi ở các cơ bắp trong cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra sau khi hoạt động quá mức, căng thẳng hoặc bị chấn thương. Đau mỏi cơ bắp có thể xuất hiện ở bất cứ bị trí nào trên cơ thể từ các tay, lưng, đùi, hông, … 

Việc đau mỏi cơ sẽ gây nên các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Đối với mức độ nhẹ, thời gian đau mỏi kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần. Đối với mức độ nặng. đau mỏi sẽ dai dẳng đến vài tháng. 

Các triệu chứng thường thấy như: 

  • Đau nhức và căng cứng: Thường xuyên cảm thấy đau hoặc căng ở các cơ.
  • Sưng tấy hoặc viêm: Một số trường hợp có thể sưng nhẹ ở vùng cơ bị tổn thương.
  • Giảm khả năng vận động: Cảm thấy khó khăn khi cử động hoặc di chuyển.
  • Chuột rút: Cảm giác co thắt cơ bất ngờ và đau nhói.
  • Yếu cơ: Cảm giác cơ bắp không còn mạnh mẽ, có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân và phương pháp điều trị khi bị đau cơ bắp tay

2. Nguyên nhân của đau mỏi cơ bắp

Thường thường, chúng ta thấy đau mỏi cơ bắp thường xuất hiện sau mỗi buổi tập luyện quá sức hoặc tăng cường độ tập luyện. Đây là lý do phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau mỏi cơ. Ngoài ra còn một số lý do khác được nêu dưới đây: 

2.1. Vận động quá sức

Khi cơ bắp phải hoạt động vượt quá khả năng chịu đựng, chúng có thể bị căng cứng, tổn thương và dẫn đến đau nhức. Ví dụ, chạy bộ, nâng tạ hoặc làm việc tay chân mà không có thời gian nghỉ ngơi phù hợp đều có thể gây ra tình trạng này.

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang tập luyện quá sức, không tốt cho cơ thể

2.2. Chấn thương cơ bắp

Các chấn thương xảy ra do tai nạn, té ngã hoặc va đập có thể làm tổn thương cơ bắp và gây đau. Điều này có thể xảy ra khi bạn bất ngờ vấp ngã, trượt chân, hoặc va chạm mạnh trong quá trình vận động. Những chấn thương này có thể gây rách hoặc căng cơ, dẫn đến sưng tấy, đau nhức và mất chức năng tạm thời của cơ.

2.3. Căng thẳng và stress

Căng thẳng và stress không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động đến cơ thể, gây ra tình trạng căng cứng cơ bắp, đặc biệt ở các vùng như cổ, vai và lưng. Khi bạn căng thẳng, cơ bắp có xu hướng co lại, làm cho các vùng này trở nên căng cứng và đau nhức. Điều này thường gặp ở những người làm việc văn phòng hoặc có lối sống căng thẳng.

2.4. Thiếu vận động

Ngồi lâu một chỗ, làm việc mà không thay đổi tư thế hoặc thiếu hoạt động thể chất cũng có thể gây đau mỏi cơ bắp. Khi bạn không vận động đủ, cơ bắp sẽ bị cứng, tuần hoàn máu kém và mất đi tính linh hoạt, gây ra cảm giác khó chịu. Đặc biệt, việc ngồi quá lâu khi làm việc với máy tính hoặc lái xe có thể dẫn đến đau lưng và cổ. 

2.5. Mất cân bằng điện giải

Cơ thể cần đủ lượng khoáng chất như kali, canxi và nước để duy trì hoạt động của cơ bắp. Khi bạn thiếu nước hoặc mất các khoáng chất này, có thể gây ra tình trạng chuột rút, co thắt cơ và đau nhức. Nguyên nhân có thể do mất nước khi tập luyện, không bổ sung đủ chất điện giải hoặc chế độ ăn uống không cân đối.

Chất điện giải là gì? Lợi ích và cách bổ sung chất điện giải

3. 5 cách điều trị đau mỏi cơ bắp đơn giản, hiệu quả

1 – Nghỉ ngơi và thư giãn cơ bắp

Đây là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng để giúp cơ bắp phục hồi. Nghỉ ngơi cho phép cơ bị tổn thương có thời gian tự chữa lành. Hạn chế vận động mạnh và tránh làm các động tác gây áp lực lên vùng cơ bị đau. Bạn có thể kết hợp với việc nâng cao chân hoặc tay để giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm sưng tấy.

2 – Chườm nóng hoặc lạnh

  • Chườm lạnh giúp giảm sưng và làm tê vùng cơ bị đau, phù hợp để sử dụng ngay sau khi cơ bắp bị tổn thương hoặc va đập. Sử dụng túi đá hoặc khăn lạnh áp lên vùng đau trong 15-20 phút.
  • Chườm nóng lại phù hợp khi bạn muốn giãn cơ, tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng cơ bắp. Có thể sử dụng túi chườm nóng, khăn ấm hoặc tắm nước ấm trong khoảng 20 phút.

3 – Massage và xoa bóp nhẹ nhàng

Massage giúp thư giãn các nhóm cơ căng cứng, kích thích tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể tự massage tại nhà bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng cơ đau hoặc sử dụng ghế massage của Fujicare, với các chế độ massage đa dạng giúp xoa dịu và cải thiện tình trạng mỏi cơ toàn thân.

4 – Kéo giãn cơ và tập thể dục nhẹ nhàng

Thực hiện các bài tập giãn cơ đơn giản giúp giảm căng cứng và cải thiện linh hoạt cho cơ bắp. Ví dụ, động tác giãn cơ tay, chân, hay căng giãn vùng lưng có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, chỉ nên tập nhẹ nhàng, tránh các bài tập nặng và không cố gắng quá sức để tránh làm tình trạng tệ hơn.

5 – Bổ sung nước và điện giải

Uống đủ nước là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị đau cơ. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước và các khoáng chất như kali, canxi, và magiê, các cơ bắp sẽ hoạt động hiệu quả hơn và giảm nguy cơ chuột rút, co thắt. Bổ sung nước điện giải, nước ép trái cây, và duy trì chế độ ăn uống cân bằng để hỗ trợ cơ bắp tốt nhất.

Trên đây là 5 cách giúp bạn giảm đau mỏi cơ bắp đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn áp dụng để điều trị bệnh lý này hiệu quả. Nếu bạn cần tham khảo thêm một số thông tin về sản phẩm ghế massage của Fujicare, tham khảo thêm TẠI ĐÂY

Ghế massage Fujicare – nâng niu cơ thể bạn!

======================

Mọi thông tin xin liên hệ

Địa chỉ: 80 Nguyễn Lương Bằng, P. Nam Đồng, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Hotline: 19008925

Website: fujicarevietnam.vn

Facebook: Ghế Massage Chính Hãng Fujicare Việt Nam

19008925
.
.
.