Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến thường gặp, nhiều người cho rằng thoát vị đĩa đệm chỉ gặp ở người già, người cao tuổi nhưng thực tế cho thấy, trong thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng. Sự ảnh hưởng của nó tới sức khỏe toàn diện của con người là vô cùng lớn. Bệnh này có chữa được không? Mọi thông tin bạn thắc mắc sẽ được giải đáp tại bài viết.
Thoát Vị Đĩa Đệm – Nỗi đau của nhiều người
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Khái niệm thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi đĩa đệm bị lệch, trượt do chấn thương, tai nạn hay thoái hóa… khiến cho phần nhân nhầy (khối thoát vị) bên trong thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến dây thần kinh và tủy sống ở khu vực gần đó, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống trên cột sống của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp, có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời nếu không chữa trị kịp thời. Không chỉ gây đau buốt tại chỗ, gây cản trở sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà thoát vị đĩa đệm còn có thể gây ra những biến chứng nguy hại khôn lường: đau rễ thần kinh, teo cơ, rối loạn vận động,…..
Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm tới sức khỏe con người nếu không chữa kịp
Nguyên Nhân Gây Thoát Vị Đĩa Đệm?
Có rất nhiều yếu tố, nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, sau đây là những nguyên chân chính thường gặp nhất:
- Tư thế cơ thể sai: khi di chuyển, mang vác các vật nặng sai cách, sai tư thế tăng nguy cơ cong vẹo cột sống khiến vị trí của đĩa đệm bị dịch chuyển rất dễ gây thoát vị đĩa đệm
- Mắc sẵn các bệnh lý liên quan tới cột sống: Nếu bạn bị gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống trước đó thì đây đều là những yếu tố cao làm gia tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị.
- Chấn thương, tai nạn: khi xảy ra chấn thương (trong tai nạn, va chạm mạnh…) sẽ làm thay đổi đáng kể cấu trúc và vị trí đĩa đệm của bạn, gây tổn thương đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị
- Thoái hóa tự nhiên: đây là một trong những nguyên nhân chính không thể tránh khỏi. Càng về già, cột sống của bạn sẽ không được mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này.
- Người thừa cân, béo phì: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống khiến xương, cơ cùng các đĩa đệm bị chèn ép tới mức rách bao xơ, nhân đĩa đệm thoát ra ngoài, nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường.
- Yếu tố di truyền: những người gia đình có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm thường có nguy cơ mắc bệnh cao
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu đã nêu trên, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh như: hút thuốc lá, đi giày cao gót, những người thường xuyên uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích và stress kéo dài….
Vì vậy, cân nhắc những yếu tố này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh, là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm gây nên bởi nhiều yếu tố, nguyên nhân
Triệu Chứng Của Thoát Vị Đĩa Đệm
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu không quá riêng biệt nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, khi bệnh càng tiến triển, những triệu chứng ngày một rõ ràng hơn.
– Các triệu chứng ban đầu:
- Đau cột sống: các cơn đau xuất hiện ở vùng lưng và cổ, ban đầu đau âm ỉ và dần dần cường độ đau tăng dần.
- Thường xuyên hoa mắt, đau đầu, chóng mặt
- Các cơ bị yếu đi do những dây thần kinh bị chèn ép
- Xuất hiện teo cơ khi bệnh nhân ít vận động do đau nhức
- Tê bì và ngứa ran chân tay ở những bên có dây thần kinh bị chèn ép
Các triệu chứng tiến triển của bệnh (phải đi thăm khám bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng sau):
- Yếu cơ, tê bì tiến triển nặng, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
- Mất cảm giác tại các vùng như phía sau chân, bắp đùi trong, vùng quanh hậu môn
- Xuất hiện tình trạng bí, són tiểu
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống hàng ngày
Cách Chữa Trị Thoát Vị Đĩa Đệm
Ngày nay, với sự phát triển của Y khoa hiện đại, có rất nhiều phương pháp chữa trị cho căn bệnh này. Những phương pháp điều trị đa dạng được áp dụng bao gồm:
1. Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc
- Châm cứu: có tác dụng làm giảm đau lưng và đau cổ, hỗ trợ điều trị bệnh tương đối tốt
- Massage: có tác dụng làm dịu các cơn đau ngắn hạn, giúp tinh thần người bệnh được cải thiện đáng kể
- Thực hiện Yoga: kết hợp với thiền định sẽ giúp làm giảm đau lưng kinh niên, cải thiện các chức năng xương khớp, tinh thần sảng khoái
- Vật lý trị liệu: một số bài tập có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tương đối tốt, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh
- Phương pháp Chiropractic: là phương pháp nổi tiếng được nhiều người bệnh tin tưởng điều trị, mang tới hiệu quả cải thiện tương đối tốt (điều trị ít nhất 1 tháng)
2. Điều trị nội khoa sử dụng thuốc
Ngoài các phương pháp điều trị hỗ trợ, người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc theo hướng dẫn chỉ định của các y bác sĩ
- Thuốc giảm đau – kháng viêm
- Thuốc hỗ trợ giãn cơ
- Thuốc chống động kinh
3. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị: Ghế Massage toàn thân
Đặc biệt, bệnh nhân có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cực kì tốt: Ghế Massage Toàn thân.
Với chức năng massage kết hợp các động tác: nắn, nhào, bóp,… cùng chức năng nhiệt hồng ngoại, người dùng sẽ được trải nghiệm kết hợp các phương pháp điều trị: massage, yoga, chiropractic… chỉ với một chiếc ghế massage.
Ghế Massage toàn thân với nhiều công năng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cực kì tốt
Cùng nắm bắt thêm thông tin và chức năng, công dụng của ghế massage toàn thân tại fanpage Ghế Massage Fujicare Việt Nam.
Nếu khách hàng có nhu cầu tham khảo và đặt mua ghế, hãy truy cập: https://fujicarevietnam.vn/
Là một căn bệnh nguy hiểm, rủi ro nguy cơ gây tử vong, lời khuyên cho người bệnh đó chính là nên chú trọng phát hiện sớm những triệu chứng và kết hợp các giải pháp điều trị bệnh ngay trước khi tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.